"Đốn cây ai nỡ giết chồi
Đạo chồng nghĩa vợ giận rồi lại thương"
(Ca Dao)
Mỗi lần nghe ai đó kể về chuyện một cặp vợ chồng không hiểu nhau, lại sắp chia tay, làm tôi sợ. Cái sợ ở đây chính là hạnh phúc quá mong manh. Không biết chính bản thân mình thôi, sau này có giữ được cái hạnh phúc không? Hay những cám dỗ của cuộc sống cũng khiến mình đánh tuột cái hạnh phúc trên tay ấy. Nhân ngày 9 tháng 9 - ngày của bố, ngày của những người đàn ông (Viet Nam father's day), tôi chép lên đây các sáng tác cũ về những câu chuyện vui buồn của các gia đình mà tôi đã được nghe, hay chính một phần nào đấy là câu chuyện của riêng tôi, của những người sống bên tôi. Với một thông điệp ngắn: Hạnh phúc có ở quanh ta, hãy tìm kiếm những gì bình dị nhất vì đó là cái gốc của hạnh phúc thật sự, cái gốc của cái tâm thanh thản, sáng và trong ...
MÌNH CHIA TAY
Cuộc sống quá nhẹ nhàng nên mình phải xa nhau
Khóc chi em để tâm trí thêm sầu
Cứ bình thường ta vượt qua tất cả
Thanh bình tâm hồn sẽ giữ được thật lâu.
Cuộc sống quá nhẹ nhàng em có nhận ra không?
Người chồng trong anh thèm những đổi thay vô tận
Ngày xưa ấy bước nhau mình đã tạc
Nay lạnh lùng anh bước lạc đôi chân.
Cuộc sống em cũng cần những phong trần
Cũng cần những nụ hồng mỗi chiều về tan sở
Em biết không hạnh phúc mình đổ vỡ
Chỉ giản đơn đã thiếu những yêu thương.
Ta gặp nhau không gì khác ngoài tiền
Những hóa đơn, những hợp đồng mua sắm
Biết không em từ lâu trong yên lặng
Anh đã phập phồng đợi thay đổi nơi em.
Cuộc sống quá nhẹ nhàng, thiên hạ lại bon chen
Cầm lòng nhé, hãy xa nhau em vậy.
Viết tặng H - Cao Bằng năm 2004
Đó là chuyện của một gia đình mà người vợ chỉ biết đến tiêu tiền, mua sắm và quên đi những hạnh phúc đơn giản như bữa cơm có mặt đủ cả nhà, những nụ hoa hồng tặng cho nhau trong cuộc sống ... Nhìn tổng thể, cuộc sống ấy "nhẹ nhàng" vì bản thân người trong cuộc không có những cãi vã, hay ẩu đả của những cặp đôi không còn yêu nhau nữa, chỉ giản đơn nó đã "thiếu những yêu thương" và đầy ắp những khoảng ngăn cách giữa hai người. Nên rút cục "cầm lòng" họ xa nhau, để chỉ trở thành bạn bè trong cuộc sống.
Hay một gia đình khác, người chồng với những lý do đặc biệt để tìm chốn trách nhiệm của mình với gia đình.
ANH QUÊN RỒI
Anh lại có lý do
Để không về ăn cơm tối
Với hai mẹ con
Bữa cơm chiều đợi anh
Trong nguội lạnh
Con vắng cha
Chẳng xúc lấy một thìa
Anh về nhà khi đêm đã vào khuya
Bỏ mặc vợ con
Anh ngồi ôm bàn sách
Bao nhiêu lần
Nhìn anh
Em thầm trách
Nhưng thương con
Lại nói chẳng nên lời
Anh quên rồi
Tiếng gọi "Ba ơi!"
Của con thơ ngày con vừa biết nói
Anh quên rồi
Những đêm anh không ngủ
Vì thương em anh thức ru vành nôi
"À ơi! À ơi!
Mẹ mệt lắm rồi
Ba ru con ngủ"
Em giật mình khi đối diện cùng anh
Vẫn miệt mài anh đọc gì trang sách
Công việc cả ngày
Có bao giờ anh hoang lạnh
Khi biết mình đang xa em và con.
Năm 2005
Hình ảnh một người vợ, ôm con trong đợi chờ chồng những bữa cơm chiều, anh không về, cũng không gọi điện. Lý do đơn giản như mọi lần: Anh đi công tác, điện thoại ngoài vùng phủ sóng. Đêm về bên nhau anh lại lao vào công việc, đọc sách, anh đã quên đi những giây phút hạnh phúc cũ trong cuộc sống của hai người. Cái hạnh phúc ngày anh được làm cha, hạnh phúc khi con thơ bi bô tiếng nói đầu đời là tiếng gọi "Ba ơi!", và những lần vì thương em thức đêm với con quấy khóc, anh hát ru con ngủ bằng cái chất giọng của người đàn ông không bao giờ hát ru: À ơi! À ơi! .... và thay vào đó anh mở một CD nhạc không lời.
Anh quên hết rồi hay anh còn nhớ! Người vợ không trả lời được nên chị đã ra đi. Thời gian thiếu vắng người phụ nữ trong cuộc sống khiến gia đình đảo lộn. Tiếng con trẻ nô đùa, hát bài "cả nhà thương nhau" (Ba thương con vì con giống mẹ, mẹ thương con vì con giống ba ...) hay những bữa "cơm bụi đắt tiền" khi không có ai chăm lo cho cuộc sống. Anh đã hiểu được rằng: Thiếu em cuộc sống anh đã mất đi nhiều ý nghĩa để từ đó biết thương vợ nhiều hơn ...
ANH KHÔNG THỂ
Biển có thể không một ngày vỗ sóng?
Anh có thể không nếu sống không em?
Không bàn tay, không giọng nói êm đềm
Anh chống chếnh về nhà sau buổi chiều tan sở.
Bữa cơm bụi đắt tiền lại càng làm anh nhớ
Những rau cà đạm bạc thân thương
Không có em chỉ còn bốn bức tường
Và con thơ đang còn say giấc ngủ.
Bóng dáng em đã in vào muôn đồ vật
Anh chạm vào đâu cũng thấy nhớ nhung
Không có em anh trống rỗng vô cùng
Cuộc sống cũng dường như buồn, chậm lại.
Nhớ em nhiều anh nằm ôm con gái
Nghe con kể chuyện mẹ vắng nhà
Nhớ mẹ con thường một mình hát
Ba người - Cả nhà mình thương nhau.
...
Và bây giờ thì anh chợt thấy
Biển không thể một ngày không sóng vỗ
Anh không thể một ngày sống vắng em và con.
Năm 2004
Sáng tác: Chu Hồng Đông
Viết trong các năm 2004 và 2005
MÌNH CHIA TAY
Cuộc sống quá nhẹ nhàng nên mình phải xa nhau
Khóc chi em để tâm trí thêm sầu
Cứ bình thường ta vượt qua tất cả
Thanh bình tâm hồn sẽ giữ được thật lâu.
Cuộc sống quá nhẹ nhàng em có nhận ra không?
Người chồng trong anh thèm những đổi thay vô tận
Ngày xưa ấy bước nhau mình đã tạc
Nay lạnh lùng anh bước lạc đôi chân.
Cuộc sống em cũng cần những phong trần
Cũng cần những nụ hồng mỗi chiều về tan sở
Em biết không hạnh phúc mình đổ vỡ
Chỉ giản đơn đã thiếu những yêu thương.
Ta gặp nhau không gì khác ngoài tiền
Những hóa đơn, những hợp đồng mua sắm
Biết không em từ lâu trong yên lặng
Anh đã phập phồng đợi thay đổi nơi em.
Cuộc sống quá nhẹ nhàng, thiên hạ lại bon chen
Cầm lòng nhé, hãy xa nhau em vậy.
Viết tặng H - Cao Bằng năm 2004
Đó là chuyện của một gia đình mà người vợ chỉ biết đến tiêu tiền, mua sắm và quên đi những hạnh phúc đơn giản như bữa cơm có mặt đủ cả nhà, những nụ hoa hồng tặng cho nhau trong cuộc sống ... Nhìn tổng thể, cuộc sống ấy "nhẹ nhàng" vì bản thân người trong cuộc không có những cãi vã, hay ẩu đả của những cặp đôi không còn yêu nhau nữa, chỉ giản đơn nó đã "thiếu những yêu thương" và đầy ắp những khoảng ngăn cách giữa hai người. Nên rút cục "cầm lòng" họ xa nhau, để chỉ trở thành bạn bè trong cuộc sống.
Cùng lắng nghe Diệu Hiền hát "Hạnh phúc quanh đây" của tác giả Nguyễn Nam. Bạn ấn nút PLAY để thưởng thức ca khúc trên nhé.
ANH QUÊN RỒI
Anh lại có lý do
Để không về ăn cơm tối
Với hai mẹ con
Bữa cơm chiều đợi anh
Trong nguội lạnh
Con vắng cha
Chẳng xúc lấy một thìa
Anh về nhà khi đêm đã vào khuya
Bỏ mặc vợ con
Anh ngồi ôm bàn sách
Bao nhiêu lần
Nhìn anh
Em thầm trách
Nhưng thương con
Lại nói chẳng nên lời
Anh quên rồi
Tiếng gọi "Ba ơi!"
Của con thơ ngày con vừa biết nói
Anh quên rồi
Những đêm anh không ngủ
Vì thương em anh thức ru vành nôi
"À ơi! À ơi!
Mẹ mệt lắm rồi
Ba ru con ngủ"
Em giật mình khi đối diện cùng anh
Vẫn miệt mài anh đọc gì trang sách
Công việc cả ngày
Có bao giờ anh hoang lạnh
Khi biết mình đang xa em và con.
Năm 2005
Hình ảnh một người vợ, ôm con trong đợi chờ chồng những bữa cơm chiều, anh không về, cũng không gọi điện. Lý do đơn giản như mọi lần: Anh đi công tác, điện thoại ngoài vùng phủ sóng. Đêm về bên nhau anh lại lao vào công việc, đọc sách, anh đã quên đi những giây phút hạnh phúc cũ trong cuộc sống của hai người. Cái hạnh phúc ngày anh được làm cha, hạnh phúc khi con thơ bi bô tiếng nói đầu đời là tiếng gọi "Ba ơi!", và những lần vì thương em thức đêm với con quấy khóc, anh hát ru con ngủ bằng cái chất giọng của người đàn ông không bao giờ hát ru: À ơi! À ơi! .... và thay vào đó anh mở một CD nhạc không lời.
Cùng nghe lại "Hạnh phúc quanh đây" của nhạc sỹ Tô Thanh Tùng. Tiếng hát Trường Vũ diễn đạt. Bạn ấn nút PLAY để thưởng thức ca khúc trên nhé.
ANH KHÔNG THỂ
Biển có thể không một ngày vỗ sóng?
Anh có thể không nếu sống không em?
Không bàn tay, không giọng nói êm đềm
Anh chống chếnh về nhà sau buổi chiều tan sở.
Bữa cơm bụi đắt tiền lại càng làm anh nhớ
Những rau cà đạm bạc thân thương
Không có em chỉ còn bốn bức tường
Và con thơ đang còn say giấc ngủ.
Bóng dáng em đã in vào muôn đồ vật
Anh chạm vào đâu cũng thấy nhớ nhung
Không có em anh trống rỗng vô cùng
Cuộc sống cũng dường như buồn, chậm lại.
Nhớ em nhiều anh nằm ôm con gái
Nghe con kể chuyện mẹ vắng nhà
Nhớ mẹ con thường một mình hát
Ba người - Cả nhà mình thương nhau.
...
Và bây giờ thì anh chợt thấy
Biển không thể một ngày không sóng vỗ
Anh không thể một ngày sống vắng em và con.
Năm 2004
Sáng tác: Chu Hồng Đông
Viết trong các năm 2004 và 2005
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét