Em !Trịnh Quán hôm nay vào thu rồi, góc phòng trà nhỏ nơi anh ngồi, anh thấy một bình cắm hoa sen héo, từng cánh sen úa mầu và ánh đèn vàng gợi trong lòng anh mùa thu ấy, mùa thu đầu tiên mình đến với nhau. Không phải là Trịnh Quán mà là Ngày Xưa quán nơi mình nói lời yêu nhau đầu tiên. Ngày ấy hai mình đều yêu tình ca Trịnh Công Sơn nên hẹn hò ở quán Ngày Xưa, quán nước ấy bây giờ vẫn còn trên con đường ấy nhưng họ không còn chơi các bản nhạc Trịnh nữa rồi ( Có phải họ thay đổi giống như em?), họ với đầu óc kinh doanh để phù hợp với giới trẻ đã thay vào đó những bản nhạc TOP HIT của thị trường, nên anh tìm về với Trịnh Quán, nơi duy nhất ở Thái Nguyên bây giờ vẫn chơi những bản tình ca Trịnh Công Sơn không mệt mỏi.
Vì sao anh về với Trịnh quán ư ? Anh tin em sẽ hỏi như thế ? Em nhớ không ngày mình yêu nhau, khi hai mình ru nhau vào giấc ngủ, em cứ đòi anh hát cho em nghe “Diễm Xưa” của bác Trịnh vì em bảo “ ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau” nên dừng bao giờ phụ nhau anh nhé !!! Anh đã hát cả trăm lần câu hát đó và bây giờ vẫn hát vì biết rằng đó chỉ là kỉ niệm của mối tình đầu mà thôi …
Vì sao anh về với Trịnh quán ư ? Anh tin em sẽ hỏi như thế ? Em nhớ không ngày mình yêu nhau, khi hai mình ru nhau vào giấc ngủ, em cứ đòi anh hát cho em nghe “Diễm Xưa” của bác Trịnh vì em bảo “ ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau” nên dừng bao giờ phụ nhau anh nhé !!! Anh đã hát cả trăm lần câu hát đó và bây giờ vẫn hát vì biết rằng đó chỉ là kỉ niệm của mối tình đầu mà thôi …
Ước vọng…
( Một chiều mưa nghe “Diễm Xưa”- Trịnh Công Sơn để nhớ lại tình em)
Khúc nhạc Trịnh một thời em vẫn hát
Cho tôi nghe khi hai đứa cùng sầu
Em vẫn bảo chẳng ngại gì ngăn cách
“Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau”
Thế rồi em viên sỏi ấy đi đâu?
Để cho tôi hoá đá trên đỉnh sầu
Hai phương trời chẳng bao giờ gặp nữa
Em không cần viên đá vỡ là tôi.
Câu nhạc Trịnh một thời em vẫn thích
Bên người ấy rồi em còn hát nữa không?
Liệu anh ấy như tôi cũng một lần trót dại
Để mãi sầu hồn hoá đá đơn côi.
Ước vọng xưa ca khúc hát một thời
Có bao giờ vô tình em chợt nhớ?
Ta tiếc rằng chẳng có ngày sau nữa
Để vô hồn như đá vẫn yêu nhau.
Thái Nguyên, 10/5/2006
Em đã quên rồi cái “ ước vọng” nhỏ nhoi ấy, nên “trên đỉnh sầu” anh đã hoá đá, thành kẻ vô hồn để chẳng tìm đến ai vì em là không thay thế được.
Mấy năm qua rồi, anh đã thấy vui trở lại nhưng đôi lúc vẫn nhớ về em ngày ấy, vẫn rêu rao câu hát nhạc Trịnh để nhắc nhở mình thêm một lần nữa hãy tôn trọng tình yêu, hãy chân thành với người mình yêu và đừng bao giờ làm tan vỡ những trái tim yêu … nhất là trái tim ấy lần đầu thổn thức rung động vì một người.
(Viết Năm 2007)
Hôm nay, Thái Nguyên lại vào thu, tôi vẫn nhớ về em, nhớ về khúc tình ca thoảng buồn ấy. "Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ, Dài tay em mấy, thuở mắt xanh xao ...." . Cái ám ảnh về một ánh mắt "xanh xao" nhưng dũng cảm khi đến với tôi, một chàng thi sỹ nghèo, ngày ấy.
Em đã hứa, đã thề cho dù thế nào đi nữa tình yêu em dành cho tôi không bao giờ thay đổi. Ngày ấy, em sâu sắc khi nói với tôi về chân lý "cát bụi". Đời người rồi cũng về với "cát bụi", về làm đá sỏi. Những vật vô chi, vô giác nhưng vẫn nằm kề nhau, "vẫn cần có nhau"... để sống. Em đã sâu sắc khi nói về Tình Yêu chân chính. Cái tình yêu dám vượt qua những khổ đau của vật chất tầm thường, cái thiếu thốn của đời sống trần tục kiểu như "một mái nhà tranh, hai trái tim vàng" ....
Em - vốn sâu sắc như thế nhưng đã không cưỡng lại nổi cái vật chất tầm thường của cuộc sống. Em chia tay tôi chỉ một lý do đơn giản: Anh quá nghèo ...
Tôi "xót xa" khi chiều nay, một chiều mùa thu, với "mưa vẫn mưa bay" trên thành phố, những hạt mưa ly ty rớt nhẹ trong cái hanh lạnh, vắng thiếu tình người của mùa thu miền Bắc. Phải chăng vì thế mà giọt mưa bụi nhỏ vẫn làm trái tim "hóa sỏi đá" của tôi đau. "Làm sao em biết bia đá không đau?" ...
Trịnh Quán - nơi duy nhất ở Thái Nguyên vẫn hay du dương tình ca nhạc Trịnh đã đóng cửa. Tôi lê bước chân buồn, khi ghé quán chiều nay. Tất cả chỉ còn lại đống đổ nát, đổ nát và hoang tàn. Thế là, cái mảnh đất chú chân khi nhớ về em đã không còn.
"Chiều nay còn mưa sao em không lại?" mà biết về "lại" đâu bây giờ em nhỉ?. Tôi thành kẻ "phiêu lãng" trong đời sống này. Lang thang các quán nước, với đủ thứ nhạc hỗn tạp. Từ nhạc sàn trên X6 ở Đồng Quang, nhạc buồn của Lam Phương ở Hương Tràm trên đường Hoàng Văn Thụ, rồi nhạc quê hương ở OPERA trên đường Minh Cầu ... Không tìm thấy cái "riêng một góc trời" nữa, nó hòa chung vào "cái ta" của đời sống nhuốm mầu tiền và kém thi vị này. Hóa ra, em đúng. Tất cả là vì Tiền. Chỉ có điều, em nhận ra điều ấy trước khi tôi kịp nhận ra điều ấy. Ngày xưa khi tôi trách:
Câu nhạc Trịnh một thời em vẫn thích
Bên người ấy rồi em còn hát nữa không?
Liệu anh ấy như tôi cũng một lần trót dại
Để mãi sầu hồn hoá đá đơn côi.
Tôi trách em thay đổi, trách em đã "hát nhạc Trịnh" cho những người vốn không thuộc về nhạc Trịnh như "kẻ đến sau tôi" ấy. Bên người ấy, em vẫn hát như thế đúng không:
Mưa vẫn bay bay trên tầng tháp cổ
Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao
Nghe lá thu mưa reo mòn gót nhỏ
Đường dài hun hút cho mắt thêm sâu
Mưa vẫn hay mưa trên hàng lá nhỏ
Buổi chiều ngồi ngóng những chuyến mưa qua
Trên bước chân em âm thầm lá đổ
Chợt hồn xanh buốt cho mình xót xa
Chiều nay còn mưa sao em không lại
Nhớ mãi trong cơn đau vùi
Làm sao có nhau hằn lên nỗi đau
Bước chân em xin về mau
Mưa vẫn hay mưa cho đời biến động
Làm sao em biết bia đá không đau
Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng
Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhauMưa vẫn hay mưa cho đời biến động
Làm sao em nhớ những vết chim di
Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng
Để người phiêu lãng quên mình lãng du
Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao
Nghe lá thu mưa reo mòn gót nhỏ
Đường dài hun hút cho mắt thêm sâu
Mưa vẫn hay mưa trên hàng lá nhỏ
Buổi chiều ngồi ngóng những chuyến mưa qua
Trên bước chân em âm thầm lá đổ
Chợt hồn xanh buốt cho mình xót xa
Chiều nay còn mưa sao em không lại
Nhớ mãi trong cơn đau vùi
Làm sao có nhau hằn lên nỗi đau
Bước chân em xin về mau
Mưa vẫn hay mưa cho đời biến động
Làm sao em biết bia đá không đau
Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng
Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhauMưa vẫn hay mưa cho đời biến động
Làm sao em nhớ những vết chim di
Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng
Để người phiêu lãng quên mình lãng du
Nhưng tôi tin rằng: cái "hồn" thật sự, cái lãng mạn thật sự, cái "tái tê" buốt lạnh thật sự của "Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ" thì chỉ có tôi cảm nhận được từ giọng hát em mà thôi... Mưa và cuộc "đời biến động" là tất yếu cho một sự đi lên phải không em? Nếu không có cái "biến động" xa nhau ấy, chắc giờ này, em bên tôi, thi sỹ nghèo, với "cơm chỉ đủ ăn, áo chỉ đủ mặc", đâu có cái diễm lệ, đài các của em như bây giờ khi tôi tình cờ gặp lại em trên phố ... Câu hát sâu sắc và ý nghĩa là thế mà không hiểu sao, vài ca sỹ trẻ bây giờ vẫn hát nhầm thành : Mưa vẫn hay mưa cho đời biển động... Mưa chỉ làm Biển động thôi sao? Tôi không trách ca sỹ hát nhầm, vì biết rằng, những người nghe nhạc bây giờ có cần hiểu hết về ca từ trong ca khúc đâu, vì thế mà với họ "tình yêu đến em không mong đợi gì, tình yêu đi em không hề nuối tiếc" một cách vô hồn như thế! Hay cứ gào thét lên "trái đất cứ lãng lẽ quay, đôi ta cứ lặng lẽ xa" mà quên mất cái tình tứ, tế nhị của "em ơi! Trái đất vẫn tròn, chúng mình hai đứa sẽ còn gặp nhau"
Tôi - Vì thế mà tìm mua rất nhiều CD nhạc không lời của Trịnh. Đơn giản là đừng nói gì, hát gì thì tốt hơn ...
Ta tiếc rằng chẳng có ngày sau nữa
Để vô hồn như đá vẫn yêu nhau.
Giống như mình ngày ấy. Nếu đừng thề, đừng ước hẹn là của nhau, có lẽ, tôi sẽ vui hơn. Nhưng, tôi chưa bao giờ tuyệt vọng cả. Chỉ "im lặng" thôi. Cái chân lý "ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau" vẫn đúng trên mọi thời đại mà. Vì thế mà nó là chân lý. Khi "trở về cát bụi" có hạt đá, hạt cát viên sỏi nào đứng được một mình đâu. Trong cái thế giới âm kia, tôi không biết, có kiếp khác không? Có cuộc đời thoát thai khác không? Nhưng khối "vật chất" là cơ thể của tôi, của em rồi cũng thành cát bụi. Nó không đứng một mình đâu, lại gặp nhau, nằm kề nhau, tạo mảnh đất để nuôi sống cuộc đời. Em hãy sống tốt như tôi đang sống nhé. Đừng vì nỗi buồn riêng mà làm trĩu nặng vũ trụ này. Tôi vẫn tin: Ngày sau sỏi đá vẫn cần có nhau.
(Viết Năm 2009).
Bài và ảnh : Chu Hồng Đông.
Bài trên gồm 2 bài viết trong các năm 2007 và 2009.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét