Con nhớ xưa thầy bảo: Làm văn nghệ không bao giờ dễ cả. Nhất là viết văn và sống vì nghiệp văn. Thầy ví viết văn với người thợ đào mỏ, chắt tìm từng "hạt ngọc" ngôn từ trong tấn quặng ngôn ngữ là tiếng Việt mà nhiều người ví "nói ở đây, chết cây Hà Nội". Thầy dậy con rất nhiều về nghiệp viết nhưng rút cục thầy vẫn dặn. Với văn nghệ chỉ có 2 loại mà thôi: Một là nghệ thuật vì cuộc sống (1) và một thứ nghệ thuật hời hợt theo mốt của thị trường, viết rồi đọc để người khác quên (2).... Và nếu con theo nghiệp viết, con phải chọn một trong hai thứ ấy mà thôi.
Có một thời con đã viết. Không nhiều lắm về cuộc sống quanh con. Về hạnh phúc của cá nhân con. Về những niềm vui, nỗi buồn con tìm được trong khám phá cuộc sống. Thầy vẫn theo sát từng trang viết ấy. Thầy sửa từng cách gieo vần, ngắt nhịp, để thơ văn con hay hơn. Dễ đi vào lòng người hơn. Và để những đứa con tinh thần ấy có sức sống, sức lan tỏa trong xã hội, thầy chắp cánh cho các tác phẩm của con được đăng báo, từ văn nghệ địa phương đến các tạp chí có uy tín trong vùng Đông Bắc.
TÂM SỰ TRÒ CŨ
Con lại về đây để thăm thầy
Với xuân Ất Dậu tay trong tay
Thương con người trò ngoan ngày ấy
Cố gắng bao năm để như này.
Thầy vẫn động viên nhắc nhở con
Theo nghiệp văn chương như đào non
Vất vả con ơi đừng nhụt trí
Sắt có mài lâu mới vuông tròn.
Hết xuân con lại bước mọi nơi
Chân trời góc bể để xây đời
Mỗi mùa mai nở con lại nhớ
Những lời thầy dậy thấm thầy ơi!
Chu Hồng Đông
Xuân Ất Dậu, 2005.
Sau vài vấp ngã trong cuộc sống và quay về với hiện thực đời thường con không còn theo nghiệp viết nữa. Với văn chương ngày xưa con viết, con chép lên đây để làm kỷ niệm về một thời đã qua trong cuộc đời. Chưa hẳn kỷ niệm ấy đã đẹp, đã vui nhưng đều đáng nhớ và chắc chắn nhớ khi muốn trưởng thành hơn trong cuộc sống về sau. Con đặt tên trang viết "Chu Hồng Đông - Một thời để nhớ ...". Sau này, và về sau này nữa, khi nhớ về ngày xưa, con, bạn con và những người sống bên con sẽ tìm về trang viết ấy như một dấu tích đẹp không lỡ xóa trong cuộc đời.
"Cảm ơn đời mỗi sáng mai thức dậy. Ta có thêm ngày nữa để yêu thương".
"Cảm ơn đời mỗi sáng mai thức dậy. Ta có thêm ngày nữa để yêu thương".
Chu Hồng Đông (2010)
(1) - Nghệ thuật vì cuộc sống: Xưa nhà văn Hải Triều đưa ra quan niệm về "Nghệ thuật vị nhân sinh" (coi trọng các chức năng xã hội của văn chương), nhà văn Hoài Thanh đưa ra quan niệm về "Nghệ thuật vị nghệ thuật" (coi trọng tính nghệ thuật của văn chương). Với thầy, thầy dung hòa cả hai quan điểm ấy. Và mối quan hệ xã hội - văn chương không tách rời. Thầy dùng một từ rất chung đó là thứ nghệ thuật vì cuộc sống.
(2) - Nghệ thuật thị trường: Là thứ nghệ thuật dễ dãi, viết cho thị hiếu và nhu cầu của lớp công chúng. Không mang giá trị cao. Không có đóng góp lớn cho nghệ thuật cũng như cuộc sống.
(1) - Nghệ thuật vì cuộc sống: Xưa nhà văn Hải Triều đưa ra quan niệm về "Nghệ thuật vị nhân sinh" (coi trọng các chức năng xã hội của văn chương), nhà văn Hoài Thanh đưa ra quan niệm về "Nghệ thuật vị nghệ thuật" (coi trọng tính nghệ thuật của văn chương). Với thầy, thầy dung hòa cả hai quan điểm ấy. Và mối quan hệ xã hội - văn chương không tách rời. Thầy dùng một từ rất chung đó là thứ nghệ thuật vì cuộc sống.
(2) - Nghệ thuật thị trường: Là thứ nghệ thuật dễ dãi, viết cho thị hiếu và nhu cầu của lớp công chúng. Không mang giá trị cao. Không có đóng góp lớn cho nghệ thuật cũng như cuộc sống.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét